Vietnam Guidelines View history

Nguyên tắc ĐƠN GIẢN

Không cần phải vẽ bản đồ chi tiết từng làn xe giống 100% đường trên thực tế, vì nó sẽ gây ra khó dẫn đường, gây nhầm lẫn và tốn rất rất nhiều tài nguyên. Chỉ vẽ thêm lane, khi làn rẽ cách giao lộ khá xa, nếu không vẽ riêng thì tài xế sẽ bị đi lố. Tham khảo thêm ở đây.

HÃY ĐƠN GIẢN NHẤT CÓ THỂ, CHỈ VẼ CHI TIẾT KHI THẬT CẦN THIẾT.

Quá phức tạp, sẽ gây rối cho lái xe và hệ thống
Đơn giản > OK
Không cần thiết vẽ nhiều lanes
OK

Khi nào cần vẽ đường đôi?

Do vẽ đường đôi yêu cầu khối lượng công việc chỉnh sửa, check lỗi gần như gấp đôi so với đường đơn. Sau đây là các nguyên tắc khi vĩ đương đôi:

- Chỉ nên vẽ đường đôi khi có giải phân cách cứng vật lý ở giữa. Tuy nhiên nếu giải phân cách ngắn, không liên tục, không ảnh hưởng tới việc chỉ hướng của Waze thì không cần vẽ đường đôi (Lưu ý set mũi tên rẽ hướng cho phù hợp). Bạn có thể trao đổi thêm với AM/CM để nắm rõ hơn.

- Nếu là vạch liền, hoặc đảo giao thông vạch xương cá: Không cần thiết phải vẽ đường đôi.

Không nên Nên
Không cần vẽ đường đôi ở đây, vì giải phân cách giữa chỉ là một đoạn ngắn.
Vẽ đơn giản hóa những đoạn giải phân cách ở giữa ngắn (Lưu ý setup mũi tên rẽ hướng cho phù hợp). Như vậy sẽ dễ kiểm tra lỗi và lái xe dễ nhận biết hướng hơn.

Phân loại đường bộ

Segment Type Phân loại
Freeway - Đường cao tốc
Ramp - Chỗ rẽ/quay đầu giữa 2 đường đôi

- Lối Vào/Ra (Entrance/Exit) cao tốc

- Nhánh rẽ lên cầu, rẽ tại các nút giao không đồng cấp

 :|:|:|:|:Railroad:|:|:|:|:  - Đường sắt
Major Highway - Quốc lộ

- Đường nối TT hành chính tỉnh với tỉnh

- Tuyến đường cho chạy vận tốc cao quãng đường dài, ít giao cắt, mà trong đó nhiều tuyến đường liên tiếp nhau sẽ tạo thành 1 trực đường lớn nối các tỉnh với tỉnh (Ví dụ Nguyễn Văn Linh Q7, Mai Chí Thọ Q2, Võ Văn Kiệt Q1)

- Điểm đầu và điểm cuối của dạng đường này thường là loại đường Quốc lộ, một số ít là Quốc lộ nâng lên cao tốc

Minor Highway - Tỉnh lộ

- Đường nối Trung tâm hành chính giữa Huyện - Huyện , Quận - Quận, Thành phố (trực thuộc TP TW) - Quận (Gọi chung là đường nối cấp Huyện với nhau)

- Các tuyến đường khác trong thành phố cho chạy vận tốc tương đối cao, ít bị giao cắt (Ví dụ: Nguyễn Cơ Thạch Q2)

- Tuyến Đường tránh

- Điểm đầu và điểm cuối của dạng đường này thường là loại đường Cao tốc, Quốc lộ

Primary Street - Trục đường chính trong phạm vi nội thành, đô thị

- Đường huyện

- Điểm đầu và điểm cuối của dạng đường này thường là loại đường Cao tốc, Quốc lộ, tỉnh lộ

Street Các loại đường khác
Passageway/Narrow StreetĐường hẻm, đường nhỏ mà xe ô tô không đi vào được/ hoặc đi vào được nhưng khó di chuyển, khó tránh xe khác do đường hẹp (Ví dụ đường chỉ có 1 lane chung nhau)

Các hẻm ở Sài Gòn đang cài đặt là passageway hoặc private road, nếu không thực rành thổ địa hoặc không thực sự cần thiết, thì ae editor KHÔNG thay đổi thành dạng đường khác, vì những đường này đã được test dẫn lỗi, khi đông user thì app tự biết, nhưng hiện tại ít user, nên đang set vậy để app không dẫn đi lung tung, ít bữa lại có editor mới lên level 2,3 vô đổi sang dạng đường khác vì tưởng không hợp lý.

OffroadĐường có địa hình phức tạp, gồ ghề, chông chênh và nhiều cát, sỏi, đá, bùn lầy.... mà các loại ô tô thông dụng, gầm thấp không thể đi qua được. (Chỉ những xê Offroad 4x4 mới qua được địa hình này)
□ UnpavedHãy tick vào Unpaved nếu đó là Đường đất/ chưa trải nhựa (Lưu ý: Đường này Xe vẫn đi qua được bình thường (ví dụ đường ở các vùng xâu vùng xa, biên giới). Trong app Waze có option là Avoid Unpaved road, nếu người dùng chọn option này thì Waze sẽ hạn chế dẫn qua)

Đặt tên City

Để hỗ trợ cho người sử dụng tìm kiếm và định hường tốt hơn về các vùng miền, tôi đề xuất nên áp dụng đồng đều là đặt tên city theo cấp Huyện, bao gồm: Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Trước khi tạo City, các bạn lưu ý kiểm tra City đó đã tồn tại chưa để tránh trùng lặp.

Nguyên tắc như sau:

1. Các thành phố trực thuộc Trung ương, ta có thể đặt tên thành phố trùng với tên của chúng. (Không cần thiết phải thêm chữ TP). Ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh, ta nên chọn là "TP. Hồ Chí Minh".

2. Các thành phố không trùng tên với tên của Tỉnh, ta có thể đặt tên thành phố trùng với tên của chúng. Ví dụ: Chọn City = "TP. Vinh" cho các đường phố thuộc thành phố Vinh.

3. Các thành phố trực thuộc tỉnh trùng tên với tên của tỉnh, ta thêm từ khóa TP vào tên thành phố. Ví dụ như "TP. Bắc Giang" ...

4. Các đường Cao tốc, Quốc lộ và Tỉnh lộ thì ngoài tên chính thức là tên Thành Phố/Huyện thì ta nên thêm một tên phụ là tên của Tỉnh (chọn trong phần "Add alternate name").

5. Đối với Quận: Long Biên, Hà Nội; Hải Châu, Đà Nẵng; Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; Quận 2, TP. Hồ Chí Minh; TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh;

6. Một số trường hợp đặc biệt khi tên Huyện của nhiều Tỉnh trùng nhau thì ta thêm tên Tỉnh vào phía sau của tên Huyện. Ví dụ: Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh = Châu Thành, Trà Vinh; Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang = Châu Thành, An Giang; Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang = Châu Thành, Kiên Giang

Đặt tên Quốc Lộ, Tỉnh Lộ, Huyện Lộ

Theo luật Giao thông đường bộ, Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

Để thống nhất trên toàn quốc (theo luật) cũng như thói quen của từng vùng miền, ký hiệu các tuyến đường nên đặt như sau:

Name (Tên Chính thức - Sẽ căn cứ theo Luật để thống nhất cách ghi)

  • Quốc lộ: QL - Ví dụ: QL1A, QL13, QL14
  • Đường tỉnh (tỉnh lộ): ĐT - Ví dụ ĐT10, ĐT5
  • Đường huyện (huyện lộ): ĐH - Ví dụ: ĐH401

Alternate Name:

Ngoài ra, do từng địa phương có những cách gọi khác nhau (Ví dụ QL10 miền Bắc có nơi gọi là Đường 10, ĐT10 miền Nam gọi là Tỉnh Lộ 10 >> Tại mục Alternate Name, điền thêm tên gọi theo địa phương/vùng miền để mọi người dễ dàng tìm ra đường đó.

Đặt tên cho Ramps

Ramps thông thường là một nhánh rẽ exit/entrance (thoát/vào) đường nào đó. Thông thường Ramp sẽ không có tên đường, thay vào đó sẽ có những bảng chỉ dẫn Ramps đó sẽ đi về hướng nào (Ở VN ít người để ý vì bảng bé quá).

Cách đặt tên Ramps: Tuỳ vào bảng hướng dẫn tại nhánh rẽ mà có nhiều cách đặt tên. Mình ví dụ tại Cầu Thủ Thiêm có 3 nhánh rẽ:

  • Hướng Đ. Nguyễn Hữu Cảnh về Cầu Sài Gòn/ Hướng về Cầu Sài Gòn
  • Hướng Đ. Nguyễn Hữu Cảnh về Quận 1/ Hướng về Q1
  • Hướng Đ. Ngô Tất Tố về Bình Thạnh/ Hướng về Bình Thạnh

Không nên đặt tên Ramps bằng tên đường chính. Đối với Ramp tại điểm quay đầu xe, Ramp phụ tại giao lộ lớn thì không cần đặt tên.